Nhóm chất chống ozone quan trọng nhất là nhóm hữu cơ p-phenylenediamines. P-phenylenediamines được chia thành 3 loại, phụ thuộc vào bản chất của các nhóm thế R1 và R2 được gắn vào các nguyên tử nitrogen như được thể hiện bên dưới.

Trong loại 1, R1 là nhóm thế phenyl (aryl) và R2 là nhóm alkyl; trong loại 2, cả R1 và R2 là các nhóm alkyl; và trong loại 3, cả R1 và R2 là các nhóm aryl – đây là các chất chống ozone yếu nhưng là các chất chống oxygen mạnh. Chất chống ozone phổ biến của loại 1 là N-(1,3-dimethylbutyl)-N’-phenyl-p-phenylenediamine (6PPD), của loại 2 là N,N’-bis-(1,4-dimethylpentyl)-p-phenylenediamine (77PD).

Do cấu trúc hóa học khác nhau, ba loại p-phenylenediamines có kích thước phân tử, khả năng tan trong cao su, và vận tốc di trú qua mạng lưới cao su khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác biệt trong khả năng bảo vệ các chi tiết cao su chống lại sự phân hủy từ ozone của ba loại này. N-alkyl-N’-aryl-p-phenylenediamines tạo nên sự bảo vệ ozone tốt nhất cho các chi tiết cao su được dùng trong các ứng dụng động hoặc gián đoạn, trong khi N-N’-dialkyl-p-phenylenediamines phù hợp cho các chi tiết cao su được dùng cho các ứng dụng động gián đoạn, nhẹ nhàng hoặc tĩnh. N-N’-diaryl-p-phenylenediamines chỉ phù hợp cho các chi tiết cao su được dùng trong các ứng dụng động và bảo vệ kém các chi tiết tĩnh.

Tham khảo từ tài liệu Handbook of Specialty Elastomers, Robert C. Klingender, CRC Press, 2008, trang 431 - 433

(vtp-vlab-caosuviet)




Share |





@Copyright

Công ty TNHH Cao Su Việt
giữ bản quyền hình ảnh sản phẩm trong trang web này. Vui lòng không sao chép.