|
Vietrubber - Bi cao su tổng hợp |
Quy trình đúc khuôn chạy liên quan đến việc dùng pit-tông và xy-lanh ép cao su xuyên qua các lỗ nhỏ vào trong lỗ khuôn. Một mẫu hỗn hợp cao su chưa kết mạng được đặt vào phần trên khuôn, và sau đó pit-tông đẩy nguyên liệu vào trong khuôn kín thông qua rãnh rót. Khuôn được giữ kín khi kết mạng cao su. Pit-tông sau đó được nâng lên và tấm chạy được lấy ra. Khuôn được mở ra để lấy chi tiết; sau đó phần dư cao su và vật liệu trong rãnh rót được cắt và loại bỏ.
So với đúc khuôn nén, đúc khuôn chạy tạo nên tính đồng nhất của sản phẩm tốt hơn, chu kỳ sản xuất ngắn hơn, và tính kết dính của cao su và kim loại thêm vào tốt hơn. Tuy nhiên, một lượng vật liệu đáng kể bị mất đi trong tấm chạy, rãnh rót và phần dư cao su. Nguyên liệu phải có độ nhớt tương đối thấp và an toàn về thời gian lưu hóa sớm để chảy vào trong khuôn. Sự chảy nhanh của hỗn hợp nguyên liệu cao su qua các lỗ rót nhỏ vào trong lỗ khuôn chịu lực trượt cao và sinh nhiệt đáng kể, vì vậy nguyên liệu được gia nhiệt nhanh tới nhiệt độ kết mạng. Kích thước rãnh rót nhỏ để giảm tối thiểu hư hỏng, xé rách chi tiết khi thoát khuôn. So với đúc khuôn ép, nhiệt độ khuôn chạy thấp hơn. Khuôn chạy phù hợp cho đúc khuôn các chi tiết phức tạp hoặc đảm bảo kết dính với các vật được thêm vào. Ngoài ra, chỉ một mẫu cao su được sử dụng để điền đầy tất cả lỗ khuôn, vì vậy chuẩn bị mẫu ban đầu đơn giản hơn rất nhiều.Tuy nhiên, khuôn chạy phức tạp và đắt tiền hơn khuôn ép (đặc biệt là khuôn nhiều lỗ).
Tham khảo từ tài liệu Fluoroelastomers Handbook: The Definitive User's Guide and Databook, Albert L. Moore, William Andrew, 2006, trang 112 - 113
(vtp-vlab-caosuviet)
|
Cao su kỹ thuật - Cao su giảm chấn 6 cánh |