Các chi tiết fluoroelastomer có thể được sản xuất bằng quá trình đúc khuôn ép, chuyển, hoặc tiêm. Một vài đặc điểm chung của các quá trình trên như sau.

Vietrubber - Rubber butterfly valve
Vietrubber - Rubber butterfly valve

Đầu tiên giống như các loại cao su khác, hỗn hợp fluoroelastomer phải có khoảng trễ lúc bắt đầu quá trình kết mạng cho phép nguyên liệu chảy ở nhiệt độ cao để làm đầy các lỗ khuôn. Sau đó sự kết mạng diễn ra nhanh để giảm tối thiểu thời gian sản phẩm ở trong khuôn. Thời gian lưu hóa sớm rất quan trọng trong quá trình đúc khuôn tiêm, vì nguyên liệu chịu nhiệt độ cao trong một thời gian dài trước khi được tiêm vào khuôn.

Tiếp theo, hỗn hợp fluoroelastomer phải được lập công thức để thoát khuôn tốt, không để lại phần thừa trên bề mặt khuôn vì điều này có thể dẫn đến tính dính sau đó của chi tiết và chất lượng bề mặt của sản phẩm kém. Việc lựa chọn hệ kết mạng là vô cùng quan trọng. Các hệ kết mạng diamine thường làm dơ khuôn và bề mặt chi tiết có chất lượng kém nên ít được sử dụng. Hệ kết mạng bisphenol thoát khuôn tốt nên được sử dụng rộng rãi cho các chi tiết đúc khuôn. Các hệ peroxide tạo ra các kết quả khác biệt. Kết mạng tương đối chậm của fluoroelastomer với các vị trí kết mạng bromine thường tạo ra các vấn đề thoát khuôn, trong khi kết mạng nhanh với các vị trí kết mạng iodine tạo nên sự thoát khuôn tốt. Các chất thoát khuôn có thể được dùng kết hợp vào trong hỗn hợp. Những chất này không tương thích với fluoroelastomer ở nhiệt độ đúc khuôn, vì vậy chúng di trú nhanh tới bề mặt phân cách giữa nguyên liệu và bề mặt khuôn để hỗ trợ thoát khuôn. Chúng được ưa dùng hơn các chất thoát khuôn ngoài (phải được xịt lên bề mặt khuôn định kỳ).

Ngoài ra, để kiểm soát tốt kích thước và chất lượng bề mặt chi tiết, chế tạo khuôn cũng đóng một vài trò quan trọng. Khuôn phải đóng chặt,  bề mặt khuôn không có vết khía hoặc lõm, mạ crom cứng trên bề mặt khuôn để giảm tối thiểu sự tắc nghẽn. Khuôn được làm từ hợp kim niken-crom tạo bề mặt chịu mài mòn cao và sản phẩm thoát khuôn tốt.

So sánh với các vật liệu đàn hồi khác, fluoroelastomer có hệ số giãn nở nhiệt cao hơn và được kết mạng ở nhiệt độ cao hơn, vì vậy sự co rút cũng cao hơn. Sự co rút giảm khi mức chất độn và oxyt kim loại trong hỗn hợp cao. Hỗn hợp dipolymer VDF/HFP được kết mạng bisphenol với 30 phr than đen MT thể hiện sự co rút 2.5%–3.2% sau khi đúc khuôn ở 177ºC–204ºC. Sự có rút thêm 0.5%–0.8% nếu kết mạng tiếp tục trong lò nung ở 204ºC–260ºC, vì nước và các chất dễ bay hơi khác được loại bỏ. Sự co rút cao hơn cho các fluoroelastomer có hàm lượng fluorine cao hơn.

Tham khảo từ tài liệu Fluoroelastomers Handbook: The Definitive User's Guide and DatabookAlbert L. Moore, William Andrew, 2006, trang 110 - 111

(vtp-vlab-caosuviet)

Cao Su Việt - Van cánh bướm
Cao Su Việt - Van cánh bướm



Share |





@Copyright

Công ty TNHH Cao Su Việt
giữ bản quyền hình ảnh sản phẩm trong trang web này. Vui lòng không sao chép.