Giống như đa số các loại cao su khác, EPDM yêu cầu gia cường để có thể ứng dụng thực tế vì tính chất cơ lý của cao su không độn là khá kém. Than đen là chất độn gia cường được sử dụng rộng rãi nhất, nhưng silica, đất sét, đá tan và một số chất độn khoáng khác cũng có thể được sử dụng. Để đạt được hiệu quả cao nhất, chất độn gia cường phải được phân tán tốt trong cao su EPDM. Sự gia cường tốt giúp cải thiện đáng kể độ bền kéo xé, tính kháng mài mòn.

Về quá trình hóa dẻo, dầu naphthen là chất hóa dẻo được sử dụng rộng rãi nhất cho cao su EPDM vì chúng tạo nên tính tương thích tốt nhất ở một chi phí hợp lý. Đối với các ứng dụng ở nhiệt độ cao hơn, dầu paraffin thường được chọn vì tính bay hơi thấp hơn và tính bền UV của chúng. Một số dầu paraffin có khuynh hướng ứ ra khỏi cao su EPDM kết mạng, hàm lượng ethylene cao. Trong trường hợp nay, nên thay thế một phần cao su hàm lượng ethylene cao bằng cao su có hàm lượng ethylene thấp hơn. Dầu aromatic có tác động bất lợi lên một số tính chất của hỗn hợp, nên không được sử dụng kết hợp với các hệ kết mạng peroxide. Stearic acid, zinc stearate hoặc các chất bôi trơn nội khác cũng có thể được thêm vào cao su để hỗ trợ quá trình gia công.

Tham khảo từ tài liệu Rubber Technology – Third Edition, Maurice Morton, Springer, 1999, trang 273

(vtp-vlab-caosuviet)




Share |





@Copyright

Công ty TNHH Cao Su Việt
giữ bản quyền hình ảnh sản phẩm trong trang web này. Vui lòng không sao chép.