Xem phần 1, 2 tại đây
Khi thêm cao su nghiền vào cao su nền, mặc dù độ bền kéo giảm xuống nhưng độ bền xé tăng lên. Điều này là do khoảng trống bao quanh các hạt độn cao su là các điểm nứt gãy trước tiên khi tăng ứng suất kéo trong thí nghiệm kéo, nhưng các lỗ trống này hạn chế sự phát triển vết xé, làm tăng độ bền xé.
Việc thêm cao su nghiền làm giảm tính kháng mài mòn của cao su lưu hóa do mật độ kết mạng của cao su nền giảm, các hạt độn dễ bị tách hơn dưới điều kiện trượt mài mòn liên tục. Tác động này càng rõ ràng khi kích thước hạt càng lớn.
Thứ tự thêm bột cao su vào cao su nền cũng ảnh hưởng quan trọng đến cơ tính của sản phẩm. Nhìn chung, độ cứng của cao su lưu hóa độn bột cao su tăng nhưng khi bột cao su được thêm vào hỗn hợp đã độn trước, độ cứng của cao su giảm xuống. Tương tự, tính tưng nảy của cao su lưu hóa giảm khi thêm bột cao su nhưng tính tưng nảy tăng lên trong trường hợp hỗn hợp đã được độn trước. Tính kháng mỏi của cao su lưu hóa độn than đen được cải thiện khi thêm bột cao su, bột cao su được thêm vào từ 10 tới 40 phr sau khi than đen được thêm vào trước.
Bột cao su trở thành nguyên liệu quan trọng trong một số ứng dụng. Ta-lông lốp xe độn bột cao su cực mịn cải thiện đáng kể tính kháng nứt so với hỗn hợp không độn bột cao su.
Tham khảo từ tài liệu Rubber Recycling, Sadhan K. De, Avraam I. Isayev và Klementina Khait, CRC Press, 2005
(vtp-vlab-caosuviet)