|
Vietrubber - Ống cao su silicone chịu nhiệt |
Cao su xen kẽ luân phiên, chủ yếu là các copolymer xen kẽ luân phiên của diene và olefin, là một loại cao su mới. Copolymer của propylene với trans-butadiene và butadiene với nitrile được nghiên cứu nhiều nhất. Phụ thuộc vào loại hệ xúc tác và nhiệt độ của quá trình tổng hợp, cấu trúc khối của butadiene (lên tới 3%) có thể được hình thành dọc theo copolymer xen kẽ.
Trong copolymer của propylene và trans-butadiene, phần butadiene luôn chứa 80-90% đơn vị 1,4-trans. Trường hợp hàm lượng của đơn vị 1,2 từ 2 – 5%, Tg = –(75–80)°C. Mặc dù sự xen kẽ của các đơn vị, khả năng kết tinh vẫn được duy trì trong copolymer (mặc dù nó thấp hơn nhiều so với các polymer đồng thể). Nhiệt độ mà vận tốc kết tinh cao nhất T1 » –(50–55)°C, và động học kết tinh được quyết định bởi loại hệ xúc tác tổng hợp. Trong trường hợp của xúc tác titanium, ở T1 = –50°C, thời gian kết tinh một nửa τ1/2 = 1500–3000 phút; nếu xúc tác là vanadium thì sự đều đặn hình học tốt hơn, τ1/2 = 200–300 phút. Trong một hệ xúc tác, khả năng kết tinh của copolymer phụ thuộc vào hàm lượng của đơn vị trans: khi hàm lượng của chúng giảm từ 89 tới 69%, τ1/2 tăng hai lần, và mức kết tinh được đo bằng phương pháp giãn nở giảm 1.5 lần.
Cao su butadiene-acrylonitrile xen kẽ luân phiên, khác với cao su butadiene-acrylonitrile polymer hóa nhũ tương, được đặc trưng bởi cấu trúc đồng nhất hơn, không xuất hiện các vi khối nitrile. Ở hàm lượng nitrile giống nhau, nhiệt độ chuyển thủy tinh của nó thấp hơn. Sự đều đặn cấu trúc cũng tạo điều kiện kết tinh do ứng suất ở nhiệt độ phòng ở độ giãn dài εk = 7. Các phương pháp điều chỉnh tính kháng nhiệt độ thấp (cả chuyển thủy tinh và kết tinh) bằng cách thay đổi công thức phối trộn cao su vẫn chưa được nghiên cứu.
Tham khảo từ tài liệu Low-Temperature Behaviour of Elastomers, M.F. Bukhina, S.K. Kurlyand, CRC Press, 2007, trang 155 - 156
(vtp-vlab-caosuviet)
|
Cao su kỹ thuật - Ống cao su thiên nhiên giữ cuộn |