Xem phần 1 tại đây

Một số tính chất quan trọng khác của vật liệu đàn hồi như sau.

Vật liệu đàn hồi có thể bị lão hóa (aging) bởi các tác nhân ánh sáng mặt trời, nhiệt, oxygen, ozone trong khí quyển. Trong quá trình lão hóa, cơ tính của vật liệu đàn hồi bị giảm sút do sự phát triển chuỗi và liên kết mạng (làm cho vật liệu cứng), hoặc bẻ gãy chuỗi (làm cho vật liệu mềm, có tính nhựa). Một số vật liệu đàn hồi sẽ lão hóa cứng, một số sẽ lão hóa mềm, hoặc quá trình làm cứng ban đầu, sau đó là quá trình làm mềm.

Độ cứng (hardness) của vật liệu đàn hồi, được đo như tính kháng tương đối của bề mặt vật liệu đàn hồi với sự lõm vào của dụng cụ đo độ cứng. Điểm tạo vết lõm nhô khỏi đáy phẳng dụng cụ đo và được giữ bằng một lò xo. Khi ấn xuống mẫu, điểm tạo vết lõm được đẩy ngược lại, đè vào lò xo, chuyển động này được chuyển đổi thông qua cơ cấu bánh răng thành chuyển động của kim đo dụng cụ đo độ cứng. Các sản phẩm cao su như vòng đệm, đế giày, lốp xe, ống cao su, dây đai đều có khoảng giá trị độ cứng nhất định.

Biến dạng dư sau nén (compression set) là sự biến dạng vĩnh viễn của vật liệu đàn hồi được duy trì sau khi lực nén được loại bỏ. Khả năng biến dạng dư sau nén tăng khi tăng nhiệt độ, lực nén và thời gian tác dụng lực. Mỗi loại vật liệu đàn hồi có tính kháng khác nhau với sự biến dạng dư sau nén.

Tham khảo từ tài liệu Mechanical and Corrosion-Resistant Properties of Plastics and Elastomers, Philip A. Schweitzer, CRC Press, 2000, trang 266 - 267

(vtp-vlab-caosuviet)




Share |





@Copyright

Công ty TNHH Cao Su Việt
giữ bản quyền hình ảnh sản phẩm trong trang web này. Vui lòng không sao chép.