|
Cao Su Việt - Cao su kỹ thuật |
Cao su silicone gồm các chuỗi polymer polysiloxane có các nhóm thế nhánh ngoài. Do sự quay tự do xung quanh các liên kết Si-O, Si-C cùng với góc Si-O-Si dễ thay đổi, các chuỗi polymer có khả năng chuyển động cao, cản trở sự xếp chặt, dẫn đến tương tác liên phân tử yếu. Kết quả là nhiệt độ chuyển thủy tinh khá thấp, ví dụ đối với polydimethylsiloxane (PDMS), Tg = -126oC. Việc thêm các nhóm thế vào chuỗi chính như phenyl, ethyl, fluorine dẫn đến tăng Tg, trong đó các copolymer chứa các đơn vị ethyl có nhiệt độ Tg thấp hơn. Nhìn chung, Tg của cao su silicone được xác định bởi của các nhóm thế được thêm vào mạch chính.
Tính uốn dẻo của chuỗi lớn và sự đều đặn cấu trúc của cao su silicone tạo nên khả năng kết tinh cao của chúng. Nhiệt độ mà vận tốc kết tinh cao nhất của PDMS là khoảng -80oC, nhưng khó xác định chính xác nên thực tế, người ta đề nghị lấy là –(80±5)°C. PDMS có mức kết tinh cuối cùng khá cao, khoảng 60%.
Vì vậy khi tạo copolymer, quan trọng không chỉ là ngăn chặn sự kết tinh, mà còn duy trì giá trị nhiệt độ chuyển thủy tinh thấp. Điều này yêu cầu thêm các đơn vị có năng lượng liên kết thấp để không làm giảm tính uốn dẻo của mạch chính, ví dụ đơn vị diethylsiloxane. Tuy nhiên, polymer chứa 100% đơn vị ethyl có nhiệt độ kết tinh và nóng chảy lớn hơn nhiều so với copolymer chứa hàm lượng đơn vị ethyl thấp. Ngoài sự kết tinh thông thường, polymer ethylsiloxane và propylsiloxane có khả năng hình thành cấu trúc tinh thể lỏng. Nếu sự kết tinh diễn ra từ pha tinh thể lỏng, vận tốc của quá trình cao hơn nhiều với mức kết tinh cuối cùng đến 90%.
Tham khảo từ tài liệu Low-Temperature Behaviour of Elastomers, M.F. Bukhina, S.K. Kurlyand, CRC Press, 2007, trang 147 - 149
(vtp-vlab-caosuviet)
|
Sản phẩm cao su phụ tùng của Cao Su Việt |