Chất hóa dẻo được định nghĩa là bất kỳ chất nào (chủ yếu ở dạng lỏng) được thêm vào hỗn hợp cao su giúp cho quá trình cán trộn, ép đùn, đúc khuôn và kết mạng dễ dàng hơn nhờ sự biến đổi các tính chất vật lý cơ bản của hỗn hợp chưa kết mạng hoặc đã kết mạng (như độ nhớt, độ cứng, mô-đun, tính uốn dẻo ở nhiệt độ thấp).

Theo cấu trúc phân tử, chất hóa dẻo được chia thành loại monomer và loại polymer. Loại monomer là các chất hóa dẻo glycol ester, monoester, diester và triesters, có độ nhớt từ 4 tới 400 cps. Loại polymer chủ yếu gồm các polyester có độ nhớt từ 400 tới 200,000 cps. Trong đó, các glycol thường được sử dụng để phản ứng với acid béo tạo thành polyester. Ngoài ra, các vật liệu đàn hồi có khối lượng phân tử thấp cũng được sử dụng như chất hóa dẻo.

Dựa vào nguồn gốc, có thể phân loại thành chất hóa dẻo tự nhiên (dầu khoáng) và chất hóa dẻo tổng hợp. Chất hóa dẻo tổng hợp chủ yếu là các ester, sản phẩm của các phản ứng hóa học. Ngoài ra, có thể phân loại chất hóa dẻo theo tính phân cực của chúng. Dầu gia công paraffin có tính phân cực thấp, trong khi dầu với hàm lượng aromatic cao rất tương thích với các vật liệu đàn hồi bán phân cực (ví dụ, SBR, CR).

Một số chất hóa dẻo được sử dụng cho các mục đích khác như cải thiện tính năng ở nhiệt độ thấp hoặc ở nhiệt độ cao. Các chất hóa dẻo đặc biệt này có nhiệt độ chuyển thủy tinh, nhiệt độ kết tinh thấp (chịu lạnh) hoặc có tính bay hơi thấp (chịu nhiệt). Tính tan của chất hóa dẻo trong các dung môi khác nhau cũng phải được tính đến vì chúng có thể bị hòa tan từ từ trong dung môi làm sản phẩm mất đi tính năng ban đầu.

Tham khảo từ tài liệu Handbook of Specialty Elastomers, Robert C. Klingender, CRC Press, 2008, trang 389
(vtp-vlab-caosuviet)




Share |





@Copyright

Công ty TNHH Cao Su Việt
giữ bản quyền hình ảnh sản phẩm trong trang web này. Vui lòng không sao chép.