|
Đệm cao su làm kín |
Nhiệt độ chuyển thủy tinh và các tính chất của vật liệu đàn hồi trong vùng chuyển tiếp được xác định bằng phương pháp này dựa trên việc ghi lại sự thay đổi tỷ số giữa thành phần biến dạng thuận nghịch và không thuận nghịch. Tỷ số này phụ thuộc vào khả năng của mẫu thử nghiệm phục hồi lại kích thước của nó sau khi biến dạng.
Nếu một mẫu thử nghiệm chịu tải ở nhiệt độ TD trong vùng trạng thái giống cao su (ví dụ, ở nhiệt độ phòng), sau đó được làm lạnh xuống nhiệt độ T và được giữ ở nhiệt độ này trong khoảng thời gian t1, kích thước của mẫu thử nghiệm ở T sẽ phục hồi khi tải được lấy đi, các giá trị phục hồi được đo sau một thời gian cho trước t2. Khi nhiệt độ T giảm, vận tốc phục hồi sẽ xuống giá trị thấp nhất của chúng, tương ứng với Tg. Phương pháp này có thể được sử dụng cho cả kéo và nén. Với sự lựa chọn phương pháp và lắp đặt dụng cụ đo đúng, dãy dữ liệu đạt được từ phương pháp này không vượt quá 2%. Giá trị phục hồi khi chịu nén (thông số kháng nhiệt độ thấp khi chịu nén) là một trong các thông số được sử dụng rộng rãi ở Nga để đặc trưng các tính chất của vật liệu đàn hồi trong vùng chuyển tiếp.
Một dạng khác của phương pháp phục hồi là phương pháp co rút theo nhiệt độ (temperature retraction, TR). Phương pháp này bao gồm việc đo sự phục hồi của mẫu thử nghiệm khi mẫu được kéo giãn ở nhiệt độ phòng, sau đó được làm lạnh xuống nhiệt độ thấp hơn Tg, tiếp theo nhiệt độ của nó tăng lên ở một vận tốc cho trước. Trong trường hợp này, Tg phụ thuộc vào vận tốc thay đổi nhiệt độ. Trong phương pháp TR, người ta luôn chú ý các nhiệt độ tương ứng với độ phục hồi 2, 10, 50 hoặc 90%.
Theo nguyên tắc, Tg có thể được xác định bằng sự phụ thuộc vào nhiệt độ của bất kỳ tính chất cơ học nào, bao gồm độ cứng, độ bền và độ giãn dài tại điểm gãy.
Tham khảo từ tài liệu Low-Temperature Behaviour of Elastomers, M.F. Bukhina, S.K. Kurlyand, CRC Press, 2007, trang 15 - 17
(vtp-vlab-caosuviet)
|
Cao su kỹ thuật - Phễu hút tem nhãn bao bì |