Đặc trưng ứng suất – biến dạng của vật liệu cao su khác biệt so với kim loại. Trên đồ thị ứng suất – biến dạng của mẫu thử cao su kéo, đặc trưng rõ ràng nhất là mối quan hệ không tuyến tính giữa ứng suất tác động và sự biến dạng. Điều này là do giá trị mô-đun đàn hồi của cao su luôn thay đổi. Đặc trưng này giới hạn việc sử dụng các phương trình tính toán tuyến tính đơn giản cho sản phẩm cao su.

Một đặc trưng quan trọng khác là sự trễ đàn hồi. Sau khi kéo căng, mẫu cao su co rút lại, ứng suất tại độ biến dạng tương tự khi co rút thấp hơn khi kéo tạo nên đường cong co rút dưới đường cong kéo giãn. Sự khác biệt trong ứng suất là sự trễ đàn hồi. Sự trễ đàn hồi khác biệt theo loại cao su; ít nhất trong cao su thiên nhiên không gia cường và cao hơn trong các vật liệu đàn hồi khác. Sự trễ đàn hồi tăng theo lượng chất độn gia cường dùng trong cao su và vận tốc biến dạng.

Một đặc trưng khác là sự chùng ứng suất, được định nghĩa là sự giảm ứng suất theo thời gian ở độ biến dạng không đổi. Hiện tượng này quan sát được trong hai chu trình kéo giãn/co rút nối tiếp có cùng độ biến dạng, chu trình thứ hai có ứng suất nhỏ hơn chu trình thứ nhất. Sự chùng ứng suất xảy ra do quá trình trượt của các mắt lưới làm lỏng mạng lưới phân tử cao su, tác động phản lực ít hơn. Tác động này xảy ra ở cả biến dạng không đổi và biến dạng tuần hoàn, phải được tính đến trong tính toán kỹ thuật.

Đặc trưng cuối cùng là mỏi. Mỏi là sự kéo giãn vật liệu cao su theo thời gian khi chịu tải không đổi. Ví dụ, chiều dài của mẫu thử cao su sau khi kéo giãn tăng, đạt ứng suất 0 tại điểm biến dạng dương.

Tham khảo từ tài liệu Fatigue, Stress, and Strain of Rubber Components: A Guide for Design Engineers, Judson T. Bauman, Hanser Publications, 2008, trang 9 - 12

(vtp-vlab-caosuviet)




Share |





@Copyright

Công ty TNHH Cao Su Việt
giữ bản quyền hình ảnh sản phẩm trong trang web này. Vui lòng không sao chép.