Để đạt hiệu quả về chi phí sản xuất, các sợi gia cường thường được ngâm một hệ kết dính chuẩn (RFL), các kỹ sư cao su phải lựa chọn thành phần cao su phù hợp nhất cho từng loại sợi. Vì vậy, mức độ kết dính giữa cao su và sợi gia cường nhìn chung là vấn đề được giải quyết trong phạm vi công ty cao su. Nhiều thành phần trong hỗn hợp cao su như chất kết mạng, chất độn, phụ gia chống phân hủy, … có ảnh hưởng tới tính năng và chí phí của sản phẩm cao su, chúng cũng có những ảnh hưởng nhất định lên tính kết dính giữa sợi và cao su, độ bền của sợi.

Đầu tiên là ảnh hưởng của thành phần cao su nền. Các loại cao su chưa bão hòa như cao su thiên nhiên, cao su SBR (styrene – butadien rubber), polyisoprene, polybutadiene đều có tính kết dính tốt với các sợi thông thường như sợi cotton, sợi nhân tạo, nylon, polyester và aramid. Nhìn chung, cao su thiên nhiên và cao su SBR có tính kết dính tốt hơn. Đối với các loại cao su khác như polychloroprene, nitrile, tính kết dính chỉ vừa đủ thỏa mãn khi sử dụng hệ RFL kết dính chuẩn với latex VP. Vì latex của hai loại polymer này có sẵn nên nếu muốn cải thiện tính kết dính giữa cao su và sợi, có thể dùng các sợi được tẩm hệ kết dính mà thành phần latex VP được thay thế một phần hoặc hoàn toàn bằng latex của polymer tương ứng. Đối với các loại cao su đặc biệt như cao su butyl, ta phải sử dụng thêm lớp lót polymer halo-butyl, hay đối với chlorosulphonated polyethylene (ví dụ, Hypalon từ DuPont de Nemours) hoặc cao su ethylene-propylene-diene (EPDM), ta có thể kết hợp với một phần nhỏ cao su thiên nhiên (khoảng 20%) để cải thiện tính kết dính với sợi mà không làm mất đi tính kháng lão hóa, thời tiết nổi bật của cao su nền.

(còn tiếp)

Tham khảo từ tài liệu The Application of Textiles in Rubber, David B. Wootton, iSmithers Rapra Publishing, 2001, trang 113 - 116

(vtp-vlab-caosuviet)

Con lăn cao su có rãnh đè gỗ




Share |





@Copyright

Công ty TNHH Cao Su Việt
giữ bản quyền hình ảnh sản phẩm trong trang web này. Vui lòng không sao chép.