Xem phần 1 tại đây
Cao su neoprene có độ bền kéo từ 1000 tới 2500psi, độ giãn dài tại điểm gãy từ 200 tới 600% và độ cứng từ 40-95 Shore A nên phù hợp để sản xuất hầu hết các sản phẩm cao su kỹ thuật như vòng đệm cao su, trục cao su.
Tính chất cơ học nổi bật của cao su neoprene là có thể chịu mài mòn, uốn và xoắn liên tục, chịu va đập cực tốt. Mức tích trữ nhiệt thấp của nó trong quá trình uốn dẻo liên tục đảm bảo chống lại sự mỏi từ các ứng dụng động học, bảo vệ khỏi sự xuất hiện vết nứt do uốn dẻo và phát triển vết cắt. Tính kháng với sự va đập, mài mòn, xé có thể được cải thiện bằng cách phối trộn thêm các hóa chất phù hợp. Ngoài ra, mức biến dạng vĩnh viễn (biến dạng dư sau nén hoặc biến dạng giãn dài) của cao su neoprene là tương đối thấp.
Neoprene có thể hình thành liên kết cơ học rất tốt với vải cotton. Nếu dùng phụ gia phù hợp, nó có thể bám dính tốt với các sợi nhân tạo như sợi thủy tinh, nylon, rayon, acrylic và polyester. Cao su neoprene bám dính tốt với kim loại, như thép carbon, thép không gỉ, nhôm và hợp kim nhôm, đồng thau và đồng khi sử dụng các chất kết dính thương mại.
Tham khảo từ tài liệu Mechanical and Corrosion-Resistant Properties of Plastics and Elastomers, Philip A. Schweitzer, CRC Press, 2000, trang 283 - 284
(vtp-vlab-caosuviet)