|
Viet rubber - Bánh xe PU chuyền sơn |
1,4-cis-polychloroprene là một polymer đồng thể cấu trúc đều đặn có khả năng kết tinh; Tg của nó = -40oC. Nhiệt độ polymer hóa càng thấp, cấu trúc cao su càng đều đặn. Tính đều đặn lớn nhất của polymer đạt được bởi sự polymer hóa trong pha rắn ở -180oC. Đây là vật liệu giống sợi với nhiệt độ nóng chảy Tm = +100oC. Các loại cao su có cấu trúc đều đặn nhất với vận tốc và mức độ kết tinh lớn nhất (C∞ = 24%) được dùng để sản xuất các chất kết dính.
Nhiệt độ nóng chảy cân bằng của các loại polymer thông thường là Tm0 = +80°C và dãy nhiệt độ kết tinh của chúng là từ -30 tới +50oC. Nhiệt độ mà vận tốc kết tinh cao nhất T1 = –10°C, tuy nhiên vận tốc của nó thay đổi ít trong vùng từ -10oC tới 0oC nên thỉnh thoảng, nhiệt độ mà vận tốc kết tinh cao nhất được lấy là T1 = 0oC. Giống như 1,4-cis-polyisoprene, sự phá hủy cấu trúc tinh thể cao su polychloroprene trước khi gia công (quá trình hấp) được yêu cầu khi cao su được tồn trữ ở nhiệt độ phòng hay nhiệt độ thấp hơn.
Tính kháng nhiệt độ thấp trong thời gian dài yêu cầu kết hợp cả giảm Tg và giảm bớt sự kết tinh. Các hỗn hợp của cao su chloroprene với cao su butadiene-acrylonitrile có hàm lượng acrylonitrile thấp (loại SKN-18) được sử dụng rộng rãi để sản xuất các loại cao su kháng dầu và kháng nhiệt độ thấp. Khi sử dụng các chất hóa dẻo, kết mạng và chất độn phù hợp có thể tạo thành các loại cao su có tính kháng nhiệt độ thấp tới –(55–58)°C.
Đối với các loại cao su polychloroprene, sử dụng các chất hóa dẻo giảm Tg nhưng làm tăng sự kết tinh, dẫn đến tính kháng nhiệt độ thấp của các loại cao su trong thời gian dài và ngắn đều giảm. Ngoài ra, trong các hệ kết mạng truyền thống cho polychloroprene, các hạt MgO và ZnO hoạt động như các trung tâm thúc đẩy sự kết tinh.
Tham khảo từ tài liệu Low-Temperature Behaviour of Elastomers, M.F. Bukhina, S.K. Kurlyand, CRC Press, 2007, trang 144 - 146
(vtp-vlab-caosuviet)
|
Cao su phụ tùng - Tấm cao su thử độ bám dính keo |