Tăng tính tưng nảy, giảm sự trễ đàn hồi và sự tích trữ nhiệt là các đặc tính quan trọng cho sản phẩm cao su, đặc biệt là các sản phẩm dày, hoạt động liên tục. Việc lựa chọn cao su nền góp một phần quan trọng vào tính tưng nảy của sản phẩm cao su tạo thành.
Tính trễ đàn hồi của cao su từ ít đến nhiều theo thứ tự sau NR, BR, CR, SBR, EPDM, NBR và CIIR. Trong các ứng dụng yêu cầu tính tưng nảy cao, trễ đàn hồi thấp, sử dụng cao su thiên nhiên là tốt nhất. Đối với cao su thiên nhiên, xem xét dùng hệ kết mạng lưu huỳnh cao để cải thiện hơn nữa sự trễ đàn hồi và tính tưng nảy. Hạn chế dùng cao su butyl hoặc halobutyl vì những vật liệu đàn hồi này tạo nên tính tưng nảy thấp nhất.
Đối với cao su BR, sử dụng polymer cis-BR mạch thẳng tạo nên sự trễ đàn hồi thấp. Polymer dạng cis-BR được tạo thành khi sử dụng xúc tác Nd hoặc Co trong quá trình sản xuất. Các loại BR có khối lượng phân tử thấp hơn, phân bố khối lượng phân tử rộng hơn sẽ có tính trễ đàn hồi và tích nhiệt nhiều hơn.
Đối với SBR, tránh dùng SBR với lượng block styrene phân bố ngẫu nhiên vì những block này có thể tăng sự tích trữ nhiệt và sự trễ đàn hồi. Dùng SBR polymer hóa ở 5oC (hoặc thấp hơn) thay vì 50°C để tăng đáng kể tính tưng nảy và giảm sự tích trữ nhiệt. Đó là do SBR polymer hóa nguội luôn có sự phân nhánh ít hơn và khối lượng phân tử cao hơn SBR polymer hóa nóng.
Tham khảo từ tài liệu How to Improve Rubber Compounds: 1500 Experimental Ideas for Problem Solving, John S. Dick, Hanser Publications, 2004, trang 72 – 73
(vtp-vlab-caosuviet)