Từ “rubber” không được sử dụng cho tới những năm 1770 khi Joseph Priestly nhìn thấy trong một cửa hàng của một họa sĩ ở London có bán những vật liệu hình lập phương khoảng nửa inch để xóa các vết bút chì. Ông ta đã gọi chúng là “India rubber” để có thể nhận biết được xuất xứ. Nhưng phải hơn một trăm năm sau, các nhà khoa học mới chấp nhận dùng nó, họ đã quen dùng từ “caoutchouc”. Ấn bản năm 1868 của Bộ bách khoa toàn thư Chambers gọi vật liệu này là “caoutchouc”, nhưng trong Bộ bách khoa toàn thư Britannica  năm 1876,  nó đã được gọi là “rubber”. Cùng năm này, một chương của tập sách viết về công nghiệp sản xuất ở nước Anh của Bevan, có tựa đề là “Guttapercha and India-rubber”. Từ đó, từ “rubber” bắt được sử dụng ở nước Anh. Trong thế kỷ hai mươi, từ “rubber” cũng được sử dụng cho các loại vật liệu đàn hồi tổng hợp.

Nguồn gốc tên gọi và lịch sử của các loại cây cao su cũng là một câu chuyện thú vị. Hiện tại, chúng gồm có các loại chính sau:

- Hevea braziliensis: chủ yếu ở phía nam sông Amazon ở tây bắc Brazil, phía bắc Bolivia, và phía đông Peru; trong khi các loại cây khác họ Hevea sống từ phía bắc sông Amazon tới vĩ tuyến 6o bắc. (hình a)

- Castilloa (elastica hoặc ulei): đầu tiên được tìm thấy ở Trung Mỹ và Mexico, sau đó ở Brazil và Peru (hình b)

- Manihot glaziovii: ở vùng Ceara của Brazil

- Ficus elastica: ở Java và Malaysia (hình c)

- Landolphia: chủ yếu ở Congo (hình d)

- Funtumia elastica: ở phía tây châu Phi

Hiện nay, loại cây Hevea braziliensis là nguồn chủ yếu tạo ra cao su thiên nhiên. Có một thời gian nó bị lẫn lộn với loại cây Castilloa elasticaCastilloa elastica là tên gọi được Cervantes đặt cho một loại cây để tưởng nhớ Juan Diego del Castillo, một nhà thực vật học đã cùng làm việc với Cervantes ở Mexico và mất vào năm 1793. Vào những năm 1570, Fernando Hernandez thực hiện một cuộc khảo sát điều kiện tự nhiên ở Mexico và đã mô tả khái quát về loại cây này mà hiện tại được gọi là Castilloa elastica. Loại cây này cũng được La Condamine mô tả trong mẫu cao su mà ông gửi về Pháp trong những năm 1730.

Một thập kỷ sau, La Condamine đã bắt gặp một loại cây được người thổ dân ở vùng Amazon dùng nhựa của nó làm bình phun nước, nên người Bồ Đào Nha gọi loại cây này là “syringe tree” (syringe – phun nước), hiện tại nó được gọi là Hevea braziliensis . Nhưng ông cho rằng loại cây này giống với loại cây ông đã gặp vào những năm 1730. Francois Fresneau cũng đã may mắn bắt gặp loại cây này ở Guiana, và cũng đã nhầm lẫn như La Condamine. Lúc bấy giờ, nhưng loại cây này vẫn chưa có tên gọi chính thức, những hình vẽ của Francois Fresneau về loại cây này khác với hình vẽ trước đây đã gây nên sự lộn xộn một thời gian sau đó.

Đến năm 1794, Vincente Cervantes đã gửi một bức thư đến Vườn thực vật Hoàng gia với đề nghị rằng các loại cây ở Brazil và Mexico này là khác nhau. Dutchman và Arnoud Juliaans đã nghiên cứu và xác nhận điều này.  Đến năm  1807,  Persoon đã gọi “syringe tree” là “Siphonia elastica”. Nhưng đến năm 1811, Willdehow gọi loại cây này là “Hevea brazilienis”. Cuộc tranh luận này được giải quyết vào những năm 1865/ 1866 bởi Muller, ông cho rằng từ “Hevea braziliensis” minh họa cho nguồn gốc công nghệ cao su của người Aztec và vị trí địa lý của loại cây này, và tên gọi này được sử dụng tới ngày hôm nay.

Tham khảo từ tài liệu Tears of the tree, John Loadman, 2005, trang 22 – 28

(vtp-vlab-caosuviet)

Nắp chụp che bụi làm từ cao su thiên nhiên



Share |





@Copyright

Công ty TNHH Cao Su Việt
giữ bản quyền hình ảnh sản phẩm trong trang web này. Vui lòng không sao chép.