Xem phần 1 tại đây

Ngoài thành phần cao su nền, các hệ kết mạng cũng có tác động đáng kể lên tính kết dính của cao su và sợi. Tác động của các hệ chất xúc tiến và chất kết mạng khác nhau như sau:

Đối với các hệ xúc tiến/ lưu huỳnh (MBTS/S, CBS/S và NOBS/S), MBTS/S tạo mức kết dính cao nhất. Tuy nhiên, nếu MBTS được trợ xúc tiến bằng DPG hay TMTD thì mức độ kết dính giảm xuống, trong đó TMTD có tác động mạnh hơn. Ngoài ra, nồng độ lưu huỳnh tự do giảm cũng làm giảm mức kết dính. Ví dụ, hệ EV (hệ lưu hóa hiệu quả, dùng nồng độ xúc tiến cao/lưu huỳnh thấp) CBS/S = 4.0/0.5 chỉ đạt được khoảng 60% mức kết dính so với lượng dùng truyền thống CBS/S = 0.5/2.5. Khi lưu huỳnh tự do bị loại bỏ (như hệ kết mạng thiuram TMTD), hầu như sự kết dính không đạt được.

Ống cao su trục air-shaft
Ống cao su trục air-shaft

Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến sự kết dính, các hệ kết mạng nhất định cũng có những tác động gây hư hỏng, làm giảm độ bền của sợi polyester gia cường. Amine còn sót lại từ hệ kết mạng có thể tấn công các liên kết ester trong sợi polyester bằng quá trình phân hủy amine. Sự phân hủy này có khuynh hướng mạnh hơn trong cao su nhiên nhiên so với cao su tổng hợp vì các hợp chất protein có chứa amine xuất hiện một cách tự nhiên trong cao su thiên nhiên. Ví dụ, sợi polyester được bọc trong cao su và được gia nhiệt ở 175oC trong 2 giờ, tới 50% độ bền của sợi mất đi trong trường hợp cao su thiên nhiên, so với chỉ 20-25% đối với SBR dưới những điều kiện tương tự nhau.

Các loại thiazole đơn giản có tác động ít nhất lên polyester; sulphenamide và guanidine có tác động hơi lớn hơn. Các tác động vượt trội xuất hiện với thiuram và dithiocarbamate. Tuy nhiên, khi chúng được sử dụng ở nồng độ thấp hơn để hoạt hóa các chất xúc tiến khác, như thiazole hoặc sulphenamide, sự hư hỏng gây ra cho polyester không quá lớn so với các hệ không dùng chúng để hoạt hóa. Thêm vào đó, hexamethylene tetramine, được sử dụng như là chất xúc tiến phụ hoặc trong hệ kết dính thích hợp có thể có tác động phân hủy nghiêm trọng lên polyester.

(còn tiếp)

Tham khảo từ tài liệu The Application of Textiles in Rubber, David B. Wootton, iSmithers Rapra Publishing, 2001, trang 113 - 116

(vtp-vlab-caosuviet)

Phễu hút cấp thiếc máy dập nắp lon
Phễu hút cấp thiếc máy dập nắp lon



Share |





@Copyright

Công ty TNHH Cao Su Việt
giữ bản quyền hình ảnh sản phẩm trong trang web này. Vui lòng không sao chép.